Trang chủ

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Điều trị bệnh viêm gan c :Ngày được trả bảo hiểm còn... xa


Điều trị viêm gan c: Ngày được trả bảo hiểm còn... xa

Báo Lao Động đã phản ánh trong số báo ngày 15.1, mặc dù thuốc điều trị viêm gan C Interferon đã có trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế (BHYT), nhưng thực tế, người bệnh vẫn phải tự trả loại thuốc này. Sau khi bài báo ra, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất giải pháp khắc phục sớm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo Lao Động, lộ trình để bệnh nhân viêm gan C được hỗ trợ sẽ còn dài.

Bao giờ có phác đồ dieu tri viem gan c?

PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (KCB) - Bộ Y tế - cho hay: Phác đồ viêm gan C đang được Cục KCB chủ trì xây dựng, trong năm 2013 sẽ được ban hành. Cách thức điều trị viêm gan nói chung đã có từ lâu, tuy nhiên thuoc dieu tri viem gan c đắt tiền, lại có những tác dụng phụ nên cần phải bổ sung phác đồ riêng cho bệnh này. Trong đó có những yếu tố cần xem xét kỹ ở mức độ bệnh nào thì cần dùng, thời gian bao lâu, ở tuyến nào được kê đơn... để thuốc được sử dụng hiệu quả nhất, tránh lạm dụng”.

Tuy nhiên, có được phác đồ chỉ là một nửa trong “thủ tục” để bệnh nhân viêm gan C có thể được hưởng chi trả BHYT. BS Nghiêm Trần Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Bộ Y tế - cho biết: “Không chỉ riêng thuốc điều trị bệnh viêm gan C, mà bộ đang xem xét lại toàn bộ danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh được BHYT ban hành kèm thông tư (TT) 31/2011/TT-BYT. Lý do là sau hơn 1,5 năm thực hiện chi trả theo TT này, 447 dịch vụ y tế điều chỉnh tăng giá giữa năm 2012, việc xem lại  là cần thiết. Thuốc lạc hậu, không còn dùng thì bỏ đi, thuốc mới thì bổ sung, thuốc đắt tiền hoặc kỹ thuật cao chi phí lớn thì cân nhắc chi trả ở mức độ nào. Việc này nhằm cân đối khả năng quỹ BHYT trong thời gian tới phù hợp với thực tế”.

Từ góc độ cá nhân, BS Dũng cho rằng: “Hiện viêm gan C chưa xếp vào kỹ thuật cao, chi phí lớn, cần khống chế trần chi trả BHYT. Với cách thức dieu tri viem gan c mà một số BV áp dụng hiện nay, chi phí bệnh nhân điều trị sẽ khoảng 200 – 300 triệu đồng. Dù một số người đã đề xuất khống chế trần thanh toán BHYT cho bệnh nhân viêm gan C, nhưng tôi cho rằng, phần còn lại vài chục triệu đồng, sẽ vẫn có rất nhiều người không chi trả được”. Vậy nên, theo BS Dũng, giải pháp là tăng mệnh giá của thẻ BHYT, và chi trả cho bệnh nhân theo đúng quy định cùng chi trả như bình thường. Quỹ BHYT là để hỗ trợ, nếu bắt người bệnh nghèo phải chi trả những chi phí KCB lớn quá khả năng của họ thì sẽ mất đi ý nghĩa của quỹ”.


Theo một lãnh đạo BHXH VN, lộ trình để bệnh nhân viêm gan C được chi trả sẽ không đơn giản. Để có phác đồ, phải có 2 yếu tố: Chứng minh được tác dụng của thuoc tri viem gan c một cách minh bạch. Với thuốc Interferon, hiện còn những ý kiến khác nhau, nhà khoa học này đồng ý, BS kia còn phản đối. Bởi  tác dụng điều trị chưa rõ ràng, cách thức điều trị hiện nay chỉ mang tính chất bao vây. Đó là nguyên nhân sâu xa vì sao đến giờ chưa có phác đồ điều trị. Và vấn đề không kém phần quan trọng, cần tính đến giá thành đích thực của thuốc điều trị viêm gan c

Như một số BS ở TPHCM đã lên tiếng: Ở một số quốc gia, quỹ BHYT đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp. Thuốc Interferon là thuốc đặc trị được bảo hộ 20 năm, nhà sản xuất chỉ bán đúng giá trị, không cần lợi nhuận thặng dư, họ đã có lãi. Vì vậy, nếu đàm phán được, ta có thể có giá tốt nhất, thậm chí giá gốc. Hơn nữa, cần đảm bảo công bằng trong chi trả BHYT, không thể có chuyện anh mới đóng 500.000 đồng mua thẻ BHYT tháng trước, mà tháng sau đã có thể được chi trả anh tới 200 – 300 triệu đồng. Sự công bằng cho bệnh nhân của BHYT ở đây phải hội tụ được cả 2 yếu tố cần và đủ. Yếu tố cần là có bệnh cần thuốc điều trị, yếu tố đủ là thời gian họ tham gia đã bao lâu. 

Theo nắm bắt thông tin của BHYT, trên toàn quốc có khoảng 3 triệu người nhiễm virus viêm gan C, nếu chi phí cho một trường hợp là 200 – 300 triệu thì BHYT phải thanh toán từ 60 – 90 nghìn tỉ đồng. Do đó, nếu không có cơ chế quản lý việc chi trả BHYT cho viêm gan C thì quỹ sẽ sớm vỡ.

Theo : Laodong.com.vn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét