Trang chủ

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Quá trình điều trị viêm gan c như thế nào?

LÀM THẾ NÀO ÐỂ BỚT PHẢN ỨNG PHỤ TRONG QUÁ TRÌNH DIEU TRI VIEM GAN C?

Interferon có thể gây ra nhiều phản ứng phụ khác nhau. Chúng có thể rất khó chịu trong vài tuần lễ đầu, nhưng sẽ giảm dần, một khi cơ thể bắt đầu quen thuốc. Một số người may mắn không gặp bất cứ một trở ngại nào đáng kể trong khi chích thuốc. Nhưng ngược lại, trong một số bệnh nhân, các phản ứng phụ có thể nặng đến nỗi tưởng như không chịu được và phải bỏ cuộc không tiếp tục điều trị nữa. Trong trường hợp này, xin quý vị đương nản lòng và mất kiên nhẫn.  Hy vọng những đề nghị sau đây có thể giúp quý vị đối phó với các phản ứng phụ:

10 cách điều trị viêm gan c hiệu quả 

1) Interferon có những phản ứng phụ tương tự như những cơn cảm cúm. Bệnh nhân thường cảm thấy hâm hấp nóng, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy cũng như tay chân, sau khi chích thuốc. Người mệt mỏi, rét lạnh. Miệng khô đắng, khó chịu hoặc cảm thấy buồn nôn. Thức ăn trở nên vô vị. Ăn kém đi, bệnh nhân có thể mất ký. Tóc có thể mỏng dần hoặc thưa thớt. Triệu chứng kể trên thường nặng nhất trong 2 tuần lễ đầu, nên quý vị có thể xin nghỉ việc trong thời gian khó khăn này. Ðây là thử thách đầu tiên và cũng là quyết liệt nhất. May mắn thay, các triệu chứng sẽ từ từ giảm dần, nếu tiếp tục chích. Ðể tránh rụng tóc, quý vị có thể dùng các loại thuốc gội đầu hiệu Nioxin.
2) Các triệu chứng kể trên thường bắt đầu xuất hiện từ 4 đến 6 tiếng sau khi chích. Vì thế, quý vị nên chích trước khi đi ngủ. Khi ngủ say chúng ta sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Uống từ một đến hai viên Advil 400 mg (ibuprofen) hoặc 2 viên Tylenol (acetaminophen 500mg) trước hoặc sau khi chích sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn. Không nên uống thuốc Tylenol quá liều, nhất là nếu uống chung với rượu hoặc bia. Gan có thể bị hủy hoại một cách nhanh chóng.
3) Nên chích thuốc pegylated Interferon vào tối thứ Sáu. Như thế, phản ứng phụ nếu có sẽ nhiều nhất vào những ngày cuối tuần, không phải đi làm việc.
Nên uống thật nhiều nước. Nên cữ cà-phê và rượu. Khi quá mệt, nên nghỉ ngơi thường xuyên. Khi buồn nôn, nên ăn thành nhiều bữa, tránh dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau luộc và trái cây ngọt, cũng như những thức ăn lặt vặt để tránh tình trạng mất ký. Khi miệng khô hoặc đắng chát, nên đánh răng nhiều lần, hoặc xúc miệng thường xuyên. Một số bệnh nhân bị lở miệng và lưỡi trong khi chích thuốc, họ có thể xúc miệng bằng waterperoxide H2O2 pha chung với nước ấm (pha nửa nước, nửa thuốc).
5) Tập thể dục nhẹ. Ban đầu nên tập những động tác làm giãn gân, giãn cốt vào mỗi sáng và buổi chiều trước bữa ăn tối. Tập thể dục thường xuyên không những làm cơ thể chúng ta được thoải mái, mà còn có thể giảm đi sự đau đớn khớp xương và bắp thịt do thuốc gây ra.
Tập thể dục theo lối Tai-Chi, tập gậy dưỡng sinh của cụ Mai Bắc Ðẩu, hay một số phương pháp luyện khí công v.v. cũng có thể giúp cơ thể chúng ta vượt qua những phản ứng phụ của thuốc một cách tương đối dễ dàng hơn.
6) Interferon cũng có thể thay đổi tính tình hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thần của bệnh nhân. Người bệnh có thể trở nên bực bội, cáu kỉnh, dễ nổi nóng, mất tự chủ. Tập trung tư tưởng trở nên khó khăn. Nguy hiểm nhất là buồn phiền, chán đời, không muốn sống và nhiều khi có ý định tự tử. Trong lúc chữa trị, quý vị, vì thế nên chia sẻ những đổi thay kỳ lạ của cơ thể mình với người thân trong gia đình. Nhất là, khi quý vị cảm thấy khác thường, không kiểm soát được đầu óc của mình, buồn bực một cách quá đáng với ý định tự tử, quý vị hãy liên lạc ngay với bác sĩ của mình, càng sớm càng tốt, dù ngày hay đêm. (Nhưng nếu chỉ bị mất ngủ một chút như trong trường hợp của cô T. kể trên, quý vị có thể chờ đến sáng hôm sau cũng được.)
7) Khi nhức đầu, có thể dùng những phương pháp khác nhau để relax. Nghe nhạc êm diệu, đừng quá chói tai. Tránh xem TV quá lâu. Massage nhè nhẹ hai bên thái dương và cổ. 8) Ngoài ra, interferon có thể thuyên giảm nhiệm vụ của tủy xương gây ra thiếu máu. Thiếu hồng huyết cầu (red blood cell) người dễ mệt. Thiếu bạch cầu (white blood cell) cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Và thiếu tiểu cầu (platelet cell) cơ thể dễ bị chảy máu. Vì thế trong khi điều trị viêm gan c, quý vị sẽ phải đi thử máu rất nhiều lần, gần như mỗi tháng một lần.
9) Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thuoc tri viem gan c Interferon là nhồi máu cơ tim (heart attack). Trường hợp này có thể xẩy ra cho bất cứ một ai trong lúc chích thuốc. Tuy nhiên những người sau đây sẽ có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn: a) người đang bị cao áp huyết, b) người đang bị tiểu đường, c) người có chất Cholesterol quá cao, d) người hút thuốc lá, e) người quá lớn tuổi (thường hơn 65 tuổi trở lên). Vì thế, nếu trong lúc chữa trị, quý vị phải gọi ngay số 911, nếu bỗng dưng bị đau tim, tức ngực, khó thở.
10) Hiện nay trên nước Mỹ, nhiều nhóm hỗ trợ (support groups) được thành lập để bệnh nhân có dịp chia sẻ kinh nghiệm bản thân cho nhau, cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong lúc chữa trị. Xin quý vị liên lạc với bác sĩ của mình về những địa chỉ cũng như số phone liên lạc của những nhóm gần nơi quý vị đang cư ngụ.

Nguồn : Internet


Xem thêm : viem gan c men gan cao,Viem gan c man tinhchua benh ve gan capcach chua benh nong gan


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét